
Bộ luật dân sự năm 2005 có nhiều thay đổi liên quan đến nhiều vấn đề trong hoạt động ngân hàng theo chiều hướng cởi mở và thông thoáng hơn, phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế. Tuy nhiên đi cùng với sự thông thoáng, cởi mở thì rủi ro luôn luôn rình rập. Nếu các TCTD không có những quy định chặt chẽ, mang tính khoa học từ khâu thẩm định, định giá tài sản thế chấp đến việc kiểm tra, theo dõi trong suốt thời hạn cho vay thì không tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc xảy ra khi xử lý nợ. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề tài sản thế chấp là động sản.
Như chúng ta đã biết theo quy định mới của Bộ luật dân sự năm 2005, ở Điều 342 có khái niệm về thế chấp tài sản là: “ Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Như vậy so với quy định trước đây ở Bộ luật dân sự năm 1995 thì hiện nay các TCTD được phép nhận tài sản thế chấp là động sản (trước đây tài sản thế chấp chỉ có bất động sản). Theo quy định hiện hành về thế chấp tài sản thì bên nhận thế chấp (các TCTD) chỉ cầm giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, còn tài sản do bên thế chấp (khách hàng)quản lý và sử dụng.Trong thực tế vấn đề này chứa đựng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Những yếu tố dẫn đến rủi ro có thể quy lại ở những điểm sau:
Một là, rủi ro xuất phát từ việc định giá tài sản thế chấp: Theo quy định tại Điều 8, Nghị định 178/1999/NĐ-CP, ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay các TCTD có quy định “Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất, thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá”. Tuy nhiên trong thực tế trừ những động sản có giá trị lớn hàng tỷ đồng, các TCTD mới thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn định giá, còn lại đa số việc định giá đều do các bên thoả thuận và như vậy giá trị TSTC được định giá trên những cơ sở thiếu khoa học và mang tính chủ quan. Điều đó thể hiện:
Đối với khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh doanh, hành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Tài sản thế chấp là các loại xe, máy như: xe ủi, máy húc, máy nén, xe ô tô tải, xe ô tô con…Đa số các động sản trên được nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, được sản xuất từ những năm đầu 90, cách đây trên 15 năm và đã qua sử dụng trước khi nhập khẩu vào nước ta, cá biệt có những tài sản được mua đi bán lại nhiều lần. Nhóm tài sản này theo quy định hiện hành có thời gian khấu hao khoảng từ 6 đến 10 năm. Phải nói rằng: Đây là những tài sản có thời gian sử dụng khá dài và đã lạc hậu. Tuy nhiên khi định giá các yếu tố này không được xem xét và loại trừ. Khi định giá, các Tổ chức tín dụng (TCTD) không trừ đi phần giá trị hao mòn (khấu hao) của tài sản trong tương lai, tức là trong thời hạn cho vay. Thông thường việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ xảy ra sau khi đã hết thời hạn vay vốn mà khách hàng không trả được nợ theo đúng cam kết và thường thì các khoản này đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tuy nhiên khi định giá, thì theo giá thị trường ở thời điểm cho vay. Trong thực tế có những tài sản thế chấp, thời hạn trích khấu hao chỉ còn lại 5 đến 7 năm. Trong lúc đó thời hạn cho vay mà tài sản đó có nghĩa vụ bảo đảm cao hơn hoặc bằng, và như thế vô hình dung các TCTD đã nhận tài sản thế chấp đã khấu hao hết giá trị, chờ thanh lý. Ngoài ra chúng ta còn chưa tính đến, trong thực tế có những doanh nghiệp thực hiện khấu hao tài sản theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm (giá trị thực hiện của các công trình), những loại đầu xe, máy chỉ cần tham gia một vài công trình đã khấu hao hết giá trị, để thực hiện được điều này tất nhiên các doanh nghiệp phải tận dụng và khai thác tối đa năng lực của máy móc thiết bị và như thế tài sản thế chấp ngân hàng sau vài năm trở thành sắt phế liệu.
Hai là, rủi ro xuất phát từ khả năng quản lý, kiểm tra và giám sát từ phía ngân hàng đối với tài sản thế chấp: Trong thời hạn cho vay, ngân hàng phải luôn luôn kiểm tra và giám sát tài sản thế chấp một cách chặt chẽ. Tuy nhiên đối với động sản gặp không ít những khó khăn, nhất là đối với các Doanh nghiệp hoạt động hành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Các đầu xe, máy hoạt động ở rất nhiều công trình từ đô thị, đồng bằng đến miến núi xa hẻo lánh, đường sá đi lại khó khăn. Vì vậy việc kiểm tra, thẩm định tài sản thế chấp trước khi cho vay còn khó, chứ nói gì đến việc kiểm tra, giám sát định kỳ. Chính vì vậy tài sản thế chấp còn hay mất, tình trạng tài sản như thế nào các TCTD làm sao nắm bắt được.
Ba là, rủi ro xuất phát từ những rủi ro bất khả kháng về tài sản của Doanh nghiệp trong quá trình khai thác và sử dụng tài sản thế chấp: Trong quá trình khai thác và sử dụng tài sản thế chấp những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào như: tai nạn giao thông đối với những đầu xe, máy tham gia giao thông; tai nạn do thiên tai mang lại đối với những đầu xe, máy hoạt động ở những vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa bị nước lũ cuốn trôi. Chưa nói đến những mất mát về tài sản do bị các cơ quan chức năng tịch thu vì chủ tài sản hoặc người sử dụng tài sản vi phạm pháp luật…Trong lúc đó đa số các tài sản đều không được Doanh nghiệp mua bảo hiểm và nếu có mua bảo hiểm thì chỉ mua bảo hiểm bắt buộc đối với bên thứ ba, khoản này không thuộc sở hữu của cả bên thế chấp lẫn bên nhận thế chấp. Có một số Doanh nghiệp để đối phó vấn đề này họ chỉ mua bảo hiểm cho tài sản trong thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm khi bắt đầu thế chấp tài sản, trong lúc đó thời hạn cho vay lớn hơn nhiều, thế nhưng doanh nghiệp vẫn không mua bảo hiểm trong suốt cả thời gian còn lại của thời hạn cho vay và như thế, khi rủi ro xảy ra ngân hàng là người phải gánh chịu.
Ngoài các yếu tố trên chúng ta không loại trừ có một số khách hàng thông qua việc lợi dụng sơ hở trong cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản (báo mất xin cấp lại) để cùng một lúc, cùng một động sản, thế chấp vay vốn ở nhiều TCTD.
Từ những thực trạng nêu trên, chúng tôi thiết nghỉ: Tuy rằng khi cho vay, chúng ta luôn mong muốn khách hàng kinh doanh có hiệu quả và trả đầy đủ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng. Nhưng chúng ta cũng phải đặt ra tình huống khách hàng kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán, thì nguồn thu hồi nợ lúc này là xử lý tài sản thế chấp. Bởi vì trong cơ chế thị trường thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh xảy ra là chuyện thường tình. Chính vì thế việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản bằng biện pháp thế chấp tài sản là động sản, nên chăng các TCTD phải có những quy định cụ thể, chi tiết về điều kiện cần và đủ đối với những tài sản nhận thế chấp, cần thiết phải quy định tài sản đó phải mua bảo hiểm (Bảo hiểm tài sản) trong suốt cả thời hạn cho vay; phải đặt ra quy trình kiểm tra, quản lý và theo dõi tài sản thế chấp một cách chặt chẽ cần kết hợp thế chấp tài sản là bất động sản với thế chấp tài sản là động sản với một tỷ lệ thích hợp và phải có quy chế trách nhiệm của những cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra thẩm định, định giá tài sản thế chấp, có như vậy các TCTD mới hạn chế được những rủi ro dẫn đến mất vốn khi khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ phải xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Đối với khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh doanh, hành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Tài sản thế chấp là các loại xe, máy như: xe ủi, máy húc, máy nén, xe ô tô tải, xe ô tô con…Đa số các động sản trên được nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, được sản xuất từ những năm đầu 90, cách đây trên 15 năm và đã qua sử dụng trước khi nhập khẩu vào nước ta, cá biệt có những tài sản được mua đi bán lại nhiều lần. Nhóm tài sản này theo quy định hiện hành có thời gian khấu hao khoảng từ 6 đến 10 năm. Phải nói rằng: Đây là những tài sản có thời gian sử dụng khá dài và đã lạc hậu. Tuy nhiên khi định giá các yếu tố này không được xem xét và loại trừ. Khi định giá, các Tổ chức tín dụng (TCTD) không trừ đi phần giá trị hao mòn (khấu hao) của tài sản trong tương lai, tức là trong thời hạn cho vay. Thông thường việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ xảy ra sau khi đã hết thời hạn vay vốn mà khách hàng không trả được nợ theo đúng cam kết và thường thì các khoản này đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tuy nhiên khi định giá, thì theo giá thị trường ở thời điểm cho vay. Trong thực tế có những tài sản thế chấp, thời hạn trích khấu hao chỉ còn lại 5 đến 7 năm. Trong lúc đó thời hạn cho vay mà tài sản đó có nghĩa vụ bảo đảm cao hơn hoặc bằng, và như thế vô hình dung các TCTD đã nhận tài sản thế chấp đã khấu hao hết giá trị, chờ thanh lý. Ngoài ra chúng ta còn chưa tính đến, trong thực tế có những doanh nghiệp thực hiện khấu hao tài sản theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm (giá trị thực hiện của các công trình), những loại đầu xe, máy chỉ cần tham gia một vài công trình đã khấu hao hết giá trị, để thực hiện được điều này tất nhiên các doanh nghiệp phải tận dụng và khai thác tối đa năng lực của máy móc thiết bị và như thế tài sản thế chấp ngân hàng sau vài năm trở thành sắt phế liệu.
Hai là, rủi ro xuất phát từ khả năng quản lý, kiểm tra và giám sát từ phía ngân hàng đối với tài sản thế chấp: Trong thời hạn cho vay, ngân hàng phải luôn luôn kiểm tra và giám sát tài sản thế chấp một cách chặt chẽ. Tuy nhiên đối với động sản gặp không ít những khó khăn, nhất là đối với các Doanh nghiệp hoạt động hành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Các đầu xe, máy hoạt động ở rất nhiều công trình từ đô thị, đồng bằng đến miến núi xa hẻo lánh, đường sá đi lại khó khăn. Vì vậy việc kiểm tra, thẩm định tài sản thế chấp trước khi cho vay còn khó, chứ nói gì đến việc kiểm tra, giám sát định kỳ. Chính vì vậy tài sản thế chấp còn hay mất, tình trạng tài sản như thế nào các TCTD làm sao nắm bắt được.
Ba là, rủi ro xuất phát từ những rủi ro bất khả kháng về tài sản của Doanh nghiệp trong quá trình khai thác và sử dụng tài sản thế chấp: Trong quá trình khai thác và sử dụng tài sản thế chấp những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào như: tai nạn giao thông đối với những đầu xe, máy tham gia giao thông; tai nạn do thiên tai mang lại đối với những đầu xe, máy hoạt động ở những vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa bị nước lũ cuốn trôi. Chưa nói đến những mất mát về tài sản do bị các cơ quan chức năng tịch thu vì chủ tài sản hoặc người sử dụng tài sản vi phạm pháp luật…Trong lúc đó đa số các tài sản đều không được Doanh nghiệp mua bảo hiểm và nếu có mua bảo hiểm thì chỉ mua bảo hiểm bắt buộc đối với bên thứ ba, khoản này không thuộc sở hữu của cả bên thế chấp lẫn bên nhận thế chấp. Có một số Doanh nghiệp để đối phó vấn đề này họ chỉ mua bảo hiểm cho tài sản trong thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm khi bắt đầu thế chấp tài sản, trong lúc đó thời hạn cho vay lớn hơn nhiều, thế nhưng doanh nghiệp vẫn không mua bảo hiểm trong suốt cả thời gian còn lại của thời hạn cho vay và như thế, khi rủi ro xảy ra ngân hàng là người phải gánh chịu.
Ngoài các yếu tố trên chúng ta không loại trừ có một số khách hàng thông qua việc lợi dụng sơ hở trong cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản (báo mất xin cấp lại) để cùng một lúc, cùng một động sản, thế chấp vay vốn ở nhiều TCTD.
Từ những thực trạng nêu trên, chúng tôi thiết nghỉ: Tuy rằng khi cho vay, chúng ta luôn mong muốn khách hàng kinh doanh có hiệu quả và trả đầy đủ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng. Nhưng chúng ta cũng phải đặt ra tình huống khách hàng kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán, thì nguồn thu hồi nợ lúc này là xử lý tài sản thế chấp. Bởi vì trong cơ chế thị trường thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh xảy ra là chuyện thường tình. Chính vì thế việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản bằng biện pháp thế chấp tài sản là động sản, nên chăng các TCTD phải có những quy định cụ thể, chi tiết về điều kiện cần và đủ đối với những tài sản nhận thế chấp, cần thiết phải quy định tài sản đó phải mua bảo hiểm (Bảo hiểm tài sản) trong suốt cả thời hạn cho vay; phải đặt ra quy trình kiểm tra, quản lý và theo dõi tài sản thế chấp một cách chặt chẽ cần kết hợp thế chấp tài sản là bất động sản với thế chấp tài sản là động sản với một tỷ lệ thích hợp và phải có quy chế trách nhiệm của những cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra thẩm định, định giá tài sản thế chấp, có như vậy các TCTD mới hạn chế được những rủi ro dẫn đến mất vốn khi khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ phải xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Đã đăng trên Thời báo Ngân hàng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét