Qua phát hiện tiền cổ ở Quảng Trị - Kinh tế ở đây đã phát triển từ rất sớm

11:16:00 CH |
Tác giả: Cái Thị Vượng_Bảo tàng Quảng Trị 
             Quảng Trị là một tỉnh Bắc Trung Bộ. Từ thời xa xưa đã là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa. Đặc biệt thời kỳ chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào đóng đô ở Ái Tử (1558), vùng đất Quảng Trị đã thực sự được mở mang. Nền kinh tế không phải bị bó hẹp trong vùng như trước đây mà được mở rộng quan hệ giao thương với các vùng khác trong nước và ngoài nước đặc biệt là Trung Quốc thông qua cảng biển Cửa Tùng và Cửa Việt. Chính vì thế tiền Việt cổ thuộc các triều đại Phong kiến ở nước ta và tiền cổ Trung Quốc thuộc các triều đại từ thời nhà Thanh trở về trước và một số loại tiền cổ khác đều được phát hiện ở khắp mọi vùng miền trong tỉnh nhưng đa số ở những khu vực có luồng giao thương, buôn bán phát triển mạnh như: ở gần thương cảng, bến thuyền, thị tứ…           Tiền cổ được phát hiện ở Quảng Trị, chủ yếu là tiền Việt cổ được đúc bằng đồng từ Thế kỷ XV đến Thế kỷ XIX và tiền cổ bằng đồng Trung Quốc.
          Tiền Việt cổ có 15 loại: Thiệu Bình nguyên bảo Thiệu Bình thông bảo thời Lê Thái Tông (1434-1442); Quang Thuận thông bảo thời Lê Thánh Tông (1460-1497); Cảnh Hưng thông bảo thời Lê Hiển Tông (1740-1786); Thái Bình thông bảo Thái Hòa thông bảo thời chúa Nguyễn (1558-1800); Gia Long thông bảo (1802-1820), Minh Mạng thông bảo (1820-1840), Thiệu Trị thông bảo (1841-1847), Tự Đức thông bảo (1848-1883), Đồng Khánh thông bảo (1886), Thành Thái thông bảo (1889-1907), Duy Tân thông bảo (1907-1916), Khải Định thông bảo (1916-1925, Bảo Đại thông bảo (1925-1945) thời nhà Nguyễn (1801-1945).
          Tiền cổ Trung Quốc có 53 loại: Ngũ Thù thời nhà Tùy (589-618); Khai Nguyên thông bảo, Càn Nguyên Trọng Bảo thời nhà Đường: (618-907); Thiên Hán nguyên bảo, Đường Quốc thông bảo Chu Nguyên thông bảo thời nhà Lương và nhà Chu (907-960); Chính Long nguyên bảoĐại Định thông bảo thời nhà Kim (1115-1234); Tống Thông nguyên bảo, Thuần Hóa nguyên bảo, Chí Đạo nguyên bảo, Hàm Bình nguyên bảo, Cảnh Đức nguyên bảo, Tường Phù nguyên bảo, Tường Phù thông bảo, Thiên Hy thông bảo, Thiên Thánh nguyên bảo, Minh Đạo nguyên bảo, Cảnh Hựu nguyên bảo, Hoàng Tống thông bảo, Chí Hòa nguyên bảo, Chí Hòa thông bảo, Gia Hựu thông bảo, Gia Hựu nguyên bảo, Trị Bình nguyên bảo, Trị Bình thông bảo, Hy Ninh trọng bảo, Hy Ninh nguyên bảo, Nguyên Phong thông bảo, Nguyên Hựu thông bảo, Thiệu Thánh nguyên bảo, Nguyên Phù thông bảo, Thánh Tống nguyên bảo, Đại Quan thông bảo, Chính Hòa thông bảo Tuyên Hòa thông bảo thời Bắc Tống (960-1127); Kiến Viêm thông bảo, Thuần Hy nguyên bảo, Thiệu Hy nguyên bảo, Khánh nguyên thông bảo, Gia Định thông bảo, Hoàng Tống nguyên bảo, Cảnh Định nguyên bảo, Thiệu Định nguyên bảo, Đại Tống nguyên bảoHàm Thuần nguyên bảo thời Nam Tống (1127-1279); Đại Chí thông bảo, Hồng Vũ thông bảo, Vĩnh Lạc thông bảo   Vạn Lịch thông bảo thời nhà Minh(1368-1644); Khang Hy thông bảo, Ung Chính thông bảo Càn Long thông bảo thời nhà Thanh.
          Ngoài ra còn có một số loại tiền kim loại khác của các nước như Pháp, Nhật…
          Tiền cổ được phát hiện ở Quảng Trị chủ yếu từ thời Hậu Lê(1428) trở về sau, còn thiếu vắng một số đồng tiền cổ của các triều đại trước đó như: tiền Thái Bình hưng bảo thời nhà Đinh(967-981); Thiên Phúc trấn bảo thời Tiền Lê(980-1009); Thiên Thành nguyên bảo, Đại Định thông bảo, Trị Bình nguyên bảo thời nhà Lý(1010-1225); Khai Thái thông bảo, Đại Trị thông bảo thời nhà Trần(1225-1400); Thánh nguyên thông bảo thời nhà Hồ(1400-1407).
          Sự phát hiện các đồng tiền cổ ở Quảng Trị có giá trị trong việc nghiên cứu quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa của người dân Quảng Trị từ xưa đến nay, nó minh chứng rằng: bắt đầu từ thời Hậu Lê, kinh tế ở Quảng Trị đã có sự biến đổi. Người dân Quảng Trị lúc bấy giờ không phải chỉ biết làm nghề nông, nuôi tằm dệt lụa, với kinh tế tự cung, tự cấp mà đã vượt ra bên ngoài. Quan hệ hàng hóa-tiền tệ, sự giao lưu trao đổi, mua bán hàng hóa giữa người Đàng trong và người Đàng ngoài, giữa người dân Quảng Trị với thương nhân nước ngoài, đặc biệt là các thương nhân Trung Quốc qua các triều đại đã bắt đầu phát triển.

Cái Thị Vượng-Bảo tàng Quảng Trị
(Đã đăng ở Thời báo Ngân hàng)

Xem thêm…

Cần có một chương trình giao dịch cho các QTDND cơ sở

11:15:00 CH |
   Tác giả: Lê Văn Khuê-Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Trị.

Xem thêm…

GIÁM SÁT THƯỜNG XUYÊN CÁC TCTD, THỰC TRẠNG - ĐỀ XUẤT TỪ CƠ SỞ

11:12:00 CH |
Lê Văn Khuê - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Trị        
Ảnh minh họa
         Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ là hai phương thức cơ bản mà Thanh tra Ngân hàng áp dụng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Trong đó, giám sát từ xa các tổ chức tín dụng (TCTD) là việc làm thường xuyên và không thể thiếu, nhằm phân tích, đánh giá, phát hiện những vi phạm về tỷ lệ an toàn trong hoạt động, vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Từ đó kịp thời chấn chỉnh và đưa ra các cảnh báo, giúp các TCTD hoạt động đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả.
        Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ là hai phương thức cơ bản mà Thanh tra Ngân hàng áp dụng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Trong đó, giám sát từ xa các tổ chức tín dụng (TCTD) là việc làm thường xuyên và không thể thiếu, nhằm phân tích, đánh giá, phát hiện những vi phạm về tỷ lệ an toàn trong hoạt động, vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Từ đó kịp thời chấn chỉnh và đưa ra các cảnh báo, giúp các TCTD hoạt động đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả.
       Những bất cập
        Từ đầu những năm 90, Thanh tra Ngân hàng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát, thay thế việc giám sát thủ công như trước đây bằng việc giám sát bằng máy, từ đó đã làm cho công tác giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng được nâng lên một bước cả về mặt chất lượng lẫn hiệu quả công việc. Hơn 10 năm áp dụng công nghệ tin học vào công tác giám sát, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng còn quá nhiều bất cập trước sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ tin học và trước yêu cầu của việc hiện đại hóa ngân hàng trong thời kỳ hội nhập. ở giác độ cơ sở (Thanh tra Chi nhánh), chúng tôithấy điều đó thể hiện ở chỗ:
          Thứ nhất, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác giám sát chưa đầy đủ,còn lạc hậu và chậm được thay thế. Trong những năm đầu triển khai giám sát bằng máy, mỗi chi nhánh chỉ được trang bị từ 1 đến 2 máy tính (đa số 1 máy) loại 386hoặc 486 để phục vụ cho công tác giám sát, qua một thời gian dài, máy móc hỏng hóc chậm được trang bị lại. Các máy tính đều không được nối mạng, hoạt động độc lập. Cho nên phải sử dụng đĩa mềm để trao đổi dữ liệu (nhận nguồn dữ liệu đầu vào từ các TCTD), tình trạng này kéo dài nhiều năm, làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng và hiệu quả của công việc.
         Thứ hai,phần mềm giám sát chậm được điều chỉnh khi các quy chế, các chuẩn mực giám sát thay đổi và chậm thay thế trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ phần mềm, từ đó sinh ra lỗi thời, lạc hậu, không đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác giám sát. Cụ thể phần mềm giám sát được viết bằng ngôn ngữ FOXPRO cổ điển (FOXPRO 2.6, FOXPRO 3.0) từ đầu những năm 90, đến nay gần 15 năm chưa được thay thế, chỉ điều chỉnh 1 đến 2 lần khi hệ thống tài khoản kế toán hoặc các chỉ tiêu giám sát thay đổi. Về cơ bản, không thay đổi gì lớn, chỉ thay đổi cách nhặt số liệu theo hệ thống tài khoản mới và thay đổi cách tính toán một số chỉ tiêu. Các chỉ tiêu giám sát đưa ra quá nhiều, phải nói là quá rườm rà và thiếu tính cô đọng, chưa nói đến hình thức của chương trình.
        Xuất phát từ việc chậm đổi mới,cho nên khi phần mềm báo cáo thống kê ra đời và đưa vào áp dụng, phần mềm giám sát từ xa của Thanh tra không khai thác và sử dụng được các nguồn thông tin thu thập được từ chương trình báo cáo thống kê, điều này ví như con người ta “đói”nhưng thấy cơm không được ăn, “khát” thấy nước không được uống, thật là lãng phí.
         Thứ ba,về phần con người trực tiếp thực hiện công tác giám sát. Tuy rằng đa số đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhưng kỹ năng giám sát còn nhiều hạn chế và hằng năm chưa được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ.Vì vậy, khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ làm công tác giám sát đa số còn yếu, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác giám sát hiện nay.
          Thứ tư,thực tế hiện nay, hằng tháng, Thanh tra các chi nhánh có trách nhiệm thực hiện giám sát từ xa các Chi nhánh cấp I của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các loại ngân hàng khác có mở chi nhánh cấp I và toàn bộ quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cơ sở trên địa bàn. Cuối mỗi quý,trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý sau, Thanh tra Chi nhánh phải làm báo cáo giám sát gửi Thanh tra Trung ương. Về nguyên tắc, các chỉ tiêu giám sát chỉ áp dụng đối với các TCTD là pháp nhân (trụ sở chính), còn ở các chi nhánh của các TCTD thì các chỉ tiêu giám sát không nói lên được điều gì. Cho nên việc giám sát từ xa các Chi nhánh cấp I là một việc không nên làm, vì không mang lại hiệu quả. Đối với các QTDND cơ sở, tuy là một pháp nhân độc lập, nhưng nếu thực hiện giám sát từng quỹ, với khối lượng hàng loạt các chỉ tiêu giám sát được in ra trên hàng chục loại mẫu biểu như hiện nay và với số lượng QTDND cơ sở ở một số chi nhánh lên tới 50 đến 60 quỹ thì đây là một khối lượng công việc không nhỏ đối với các chi nhánh. Chính vì vậy, công tác giám sát chỉ dừng lại ở mức “Cưỡi ngựa, xem hoa”, phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét một cách chung chung,thiếu tính cụ thể, mang tính báo cáo nhiều hơn là giám sát. Cho nên chất lượng và hiệu quả không cao, chưa có tác dụng trong việc ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro.
        Một số đề xuất
       Từ thực tế như trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất mang tính trao đổi và tham khảo như sau:
        Một là,công tác giám sát từ xa phải được thực hiện theo hướng tập trung về một đầu mối là Thanh tra Trung ương. Thanh tra Trung ương phải là nơi thực hiện phân tích, giám sát các TCTD. Trước mắt, Thanh tra Trung ương thực hiện giám sát các TCTD có trụ sở chính đóng tại địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh; các TCTD có trụ sở chính đóng tại các địa phương khác do Thanh tra Chi nhánh thực hiện (hay sau này theo mô hình khu vực sẽ do Thanh tra Khu vực thực hiện). Tại Thanh tra Chi nhánh (sau này Khu vực), không thực hiện giám sát từ xa đối với các Chi nhánh cấp I của các TCTD. Bãi bỏ việc Thanh tra Chi nhánh lập và gửi báo cáo giám sát cho Thanh tra Trung ương như từ trước đến nay vẫn làm, vì việc báo cáo chỉ mang tính hình thức, thậm chí còn mang tính đối phó, vừa mất thời gian vừa không mang lại hiệu quả thiết thực.
       Hai là,về cơ sở vật chất, phải được trang bị đầy đủ và thực hiện nối mạng trực tiếp giữa Thanh tra Trung ương và Thanh tra Chi nhánh (hay Khu vực). Có như vậy mới thực hiện được trao đổi thông tin hai chiều giữa Thanh tra Trung ương và Thanh tra Chi nhánh một cách nhanh chóng, tiện lợi, bảo đảm yêu cầu của việc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin giữa Thanh tra Trung ương với Chi nhánh và ngược lại. Có như vậy mới làm cho hoạt động giám sát bảo đảm tính kịp thời,có hiệu quả.
        Ba là,phần mềm giám sát phải nhanh chóng được viết lại bằng ngôn ngữ lập trình tiến bộ, phù hợp với ngôn ngữ của các chương trình khác trong toàn hệ thống Ngân hàng như: Chương trình báo cáo thống kê, Chương trình thông tin tín dụng và chương trình giao dịch của các TCTD. Có như vậy mới có tác dụng khai thác hết lợi thế của việc áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào trong lĩnh vực Ngân hàng. Phần mềm mới phải được viết theo hướng dễ cập nhật và sửa đổi mỗi khi hệ thống tài khoản, các chỉ tiêu, chuẩn mực giám sát thay đổi. Nhờ đó, mới đáp ứng kịp yêu cầu của sự đổi mới và phát triển không ngừng của hệ thống Ngân hàng. Mặt khác, chương trình giám sát mới phải in được thông báo tóm tắt các chỉ số hoạt động để gửi cho các TCTD, công tác giám sát mới có tác dụng thiết thực.
       Bốn là,về con người, mà trước hết là những Thanh tra viên trực tiếp thực hiện công tác giám sát, phải được đào tạo và đào tạo lại; phải thường xuyên trang bị thêm trình độ và kỹ năng giám sát ngân hàng; trình độ tin học, khả năng vận hành và khai thác phần mềm giám sát; phải tổ chức tập huấn mỗi khi có sự thay đổi chương trình giám sát hay thay đổi các chuẩn mực giám sát. Có như vậy về mặt con người mới đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
        Năm là,phải thay đổi cách nghĩ, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giám sát, đặc biệt đối với những người trực tiếp thực hiện chức năng giám sát. Giám sát không phải để báo cáo gửi lên cấp trên mà chủ yếu thông qua giám sát để đưa ra nhận xét, phán đoán có tính chất cảnh báo về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật. Từ đó có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, bảo đảm an toàn cho TCTD nói riêng và toàn hệ thống nói chung, đây mới là điều quan trọng.

Đăng ở Tạp chí Ngân hàng Số7-2006
Xem thêm…